GốM Sứ VIệT NAM DI SảN VăN HóA QUA CáC THờI Kỳ – CHậU GốM VIệT

Gốm Sứ Việt Nam Di Sản Văn Hóa Qua Các Thời Kỳ – Chậu gốm Việt

Gốm Sứ Việt Nam Di Sản Văn Hóa Qua Các Thời Kỳ – Chậu gốm Việt

Blog Article

Gốm sứ Việt Nam, một di sản văn hóa trải qua hàng ngàn năm lịch sử và là minh chứng sinh động cho sự sáng tạo không ngừng của người Việt. Từ những chiếc chậu gốm thô sơ của thời tiền sử đến những tác phẩm tinh xảo của các triều đại phong kiến, gốm sứ Việt Nam luôn mang đậm dấu ấn qua các thời kỳ.

Dưới đây là bài viết mà Chậu gốm Việt muốn cung cấp đến các bạn về nguồn gốc và sự ra đời của một di sản văn hóa qua gốm sứ Việt Nam.

Nguồn gốc và sự ra đời của gốm sứ Việt Nam


Gốm sứ Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm và sự sáng tạo không ngừng của người Việt. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sự ra đời thì chúng ta cùng trở về quá khứ.

Thời kỳ đồ đá


Ở giai đoạn sơ khai các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc bình, vò gốm thô sơ có niên đại hàng nghìn năm trước tại nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Những sản phẩm này đều được làm từ đất sét và nhưng ở nhiệt độ thấp, có hình dáng rất đơn giản. Sản phẩm được sử dụng để đựng nước, thực phẩm và các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Và dưới sự ảnh hưởng từ các nước láng giềng, Việt Nam cũng là nơi có sự giao lưu văn hóa sôi động nên kỹ thuật làm gốm của người Việt đa số đều chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, Ấn Độ là các nước láng giềng.

Thời kỳ Bắc thuộc


Giai đoạn lịch sử đặc biệt là giai đoạn Bắc thuộc được đánh dấu sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và các triều đại Trung Quốc. Trong lĩnh vực gốm sứ Việt Nam, giai đoạn này cũng ghi nhận những bước phát triển mới và độc đạo tạo nên một bức tranh đa sắc đa màu cho ngành gốm sứ Việt Nam.

Với sự du nhập của gốm Hán vào Việt Nam đã mang đến những kỹ thuật chế tác mới mẻ như lò nung kín, bàn xoay, men gốm cao cấp,… Từ đó ta nhận được cải thiện đa kế cho gốm sứ Việt Nam và sản phẩm trở nên cứng rắn, bền bỉ và mỏng nhẹ hơn.

Thời kỳ độc lập


Vào thời kỳ này ở thế kỷ thứ 10, Việt Nam khi bước vào thời kỳ xây dựng các nhà nước phong kiến và dân tộc độc lập thì nghề làm đồ gốm cũng từ đây mà ghi nhận được những bước phát triển vượt bậc và đóng vai trong quan trọng trong đời sống, văn hóa – kinh thế của đất nước.

Giai đoạn này là một giai đoạn gốm sứ Việt Nam đạt đến đỉnh cao huy hoàng, khẳng định bản sắc riêng biệt và vị thế trên thị trường. Với những họa tiết là những hoa sen, voi,… được điêu khắc một cách giản dị, gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những họa tiết mang tính Phật giáo như hoa sen, lá đề, tượng Phật cũng là một điểm nhận độc đáo.

Gốm sứ Việt Nam thời kì độc lâoj
Sản phẩm gốm sứ Việt Nam ở giai đoạn độc lập
Đặc biệt với kỹ thuật nung trong giai đoạn này đã có bước phát triển vượt bật hơn rất nhiều. Nhờ vậy gốm sứ Việt Nam có độ bền cao, men bóng mìn và khả năng chịu nhiệt tốt.

Thời kỳ cận đại và hiện đại


Ngày nay, gốm sứ Việt Nam đã kế thừa và phát triển vượt bậc so với các thời kỳ trước. Các lò nung thủ công đã được thay thế bằng những lò nung hiện đại giúp đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng loạt. Từ đó, sản phẩm gốm sứ Việt Nam ngàng càng đa dạng về mẫu mã và hoa văn đẹp mắt, phong phú, nổi bật hơn.

Gốm sứ Việt Nam đã trở thành một thương hiệu uy tín, được đông đảo người tiêu dùng ưu chuộng. Không chỉ là những sản phẩm thủ công mà cong là những tác phẩm nghệ thuật mang giá trị văn hóa và lịch sử. Sự phát triển của gốm sứ Việt Nam là minh chứng cho sự sáng tạo, tài hoa và bản lĩnh của nghệ nhân Việt Nam.

Các đặc trưng của gốm sứ Việt Nam


Đặc trưng của gốm sứ Việt Nam
Chất liệu: Đất sét đa dạng về màu sắc và thành phần khoáng chất, tạo ra những sản phẩm có độ bền khác nhau. Tro thực vật như tro trấu, tro rơm được sử dụng để pha trộn với đất sét.

Kỹ thuật: Nặn tay, xoay vòng, vẽ men, in hoa văn và cạo xương tạo ra những tinh tế và tinh xảo cho từng sản phẩm.

Hoa văn: Hoa lá (hoa sen, hoa cúc, hoa mai,…) mang ý nghĩa về sự thanh cao, trường tồn. Chim thú (rồng, phượng, cá chép,…) thể hiện sức mạnh, quyền uy và sự may mắn. Cảnh sinh hoạt (chợ, lễ hội, trò chơi,…) và họa tiết hình học (tròn, vuông, tam giác,…)Màu sắc: Trắng tạo nên sự tinh khôi, sang trong; xanh lam tạo cảm giác mát mẻ, thư tái; màu nâu tạo nên vẻ đẹp cổ kính, ấm áp và màu vàng mang lại cảm giác tươi vui, ấm áp.

Ý nghĩa và giá trị gốm sứ Việt Nam mang đến


Gốm sứ Việt Nam cũng đem lại nhiều ý nghĩa và giá trị cho di sản văn hóa.

Ý nghĩa văn hóa


Gốm sứ Việt Nam là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của dân tộc, ghi dấu lại những thăng trầm của lịch sử. Mỗi chiếc bình đều là một giai đoạn phát triển của đất nước.

Ý nghĩa của gốm sứ Việt Nam
Gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ
Sản phẩm là một loại hình nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự tài năng và sáng tạo của nghệ nhân. Gốm sứ Việt Nam được xuất hiện trong nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội trở thành biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng và may mắn.

Giá trị của gốm sứ Việt Nam đem lại


Gốm sứ Việt Nam có sự đa dạng về hình dáng, kích thước tạo nên một kho tàng nghệ thuật phong phú và hoa văn thường mang những ý nghĩa sâu sắc với sự kết hợp hài hòa giữa các màu sắc tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ.

Các sản phẩm gốm sứ Việt Nam không chỉ có giá trị sử dụng mà còn mang lại giá trị tinh thần, làm đẹp cho không gian sống.

Nhìn qua, gốm sứ Việt Nam không chỉ đơn thuần là những vật dụng trong gia đình mà còn là một di sản văn hóa quý báu. Qua đây Chậu gốm Việt muốn truyền tải cho mọi người về những giá trị tinh thần sâu sắc về việc bảo tồn và phát triển nghề gốm, nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.


WordsCharactersReading time

Report this page